Sodium hydroxide
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sodium hydroxide là gì?
Sodium hydroxide là một hợp chất vô cơ, có tên gọi khác là Natri hydroxide, xút ăn da, kiềm ăn da, Natri hydrat, dung dịch kiềm, soda ăn mòn, soda kiềm. Công thức hóa học của chất này là NaOH.

Ở nhiệt độ phòng, Sodium hydroxide là chất rắn không mùi kết tinh màu trắng có khả năng hút ẩm từ không khí. Khi hòa tan trong nước hoặc trung hòa bằng acid, Sodium hydroxide giải phóng một lượng nhiệt đáng kể, có thể đủ để đốt cháy các vật liệu dễ cháy. Đây là chất có tính ăn mòn cao.
Điều chế sản xuất
Dây chuyền điều chế Sodium hydroxide dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch Sodium hydroxide và hidro nguyên tố.
Cơ chế hoạt động
Do tính kiềm ở mức độ cao, Sodium hydroxide trong dung dịch nước trực tiếp gây ra sự phá vỡ liên kết trong protein (đặc biệt là cầu nối disulfua). Tóc và móng tay bị phân hủy sau 20 giờ tiếp xúc trực tiếp với Sodium hydroxide ở các giá trị pH cao hơn 9,2.
Sodium hydroxide có tác dụng làm rụng lông đã được báo cáo sau khi vô tình tiếp xúc với các dung dịch tại nơi làm việc. Việc phá vỡ các liên kết trong protein có thể dẫn đến hoại tử nghiêm trọng tại vị trí ứng dụng. Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với mô và nồng độ Sodium hydroxide.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Mineral oil là gì?
Mineral oil là dẫn xuất xăng dầu với các đặc điểm điển hình như nhớt, không màu, không mùi, có thể bảo quản được trong thời gian dài (do không dễ bị oxy hóa), không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng, giá thành rẻ.
Trong các sản phẩm làm đẹp, chỉ Mineral oil cao cấp có độ tinh khiết và nồng độ an toàn phù hợp với da mới được sử dụng trong mỹ phẩm. Mineral oil được sử dụng là loại đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất, độc tố gây hại cho da và sức khỏe.

Điều chế sản xuất
Mineral oil là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng, sau đó được tinh lọc nghiêm ngặt giúp loại bỏ hết các tạp chất, độc tố gây hại, chỉ giữ lại phần tinh khiết nhất.
Cơ chế hoạt động
Mineral oil ở trên bề mặt da, trong các khoảng trống giữa các tế bào và cung cấp một hàng rào kỵ nước. Rào chắn này ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì để giữ nước trong da. Điều này dẫn đến sự hydrat hóa biểu bì, mang đến, tính linh hoạt và sự mềm mại của lớp sừng.
Genistein là gì?
Cấu tạo da chúng ta gồm ba lớp riêng biệt: Thượng bì (biểu bì), trung bì và hạ bì. Khi da mất độ đàn hồi, giảm tổng hợp collagen và elastin sẽ kéo theo hiện tượng lão hóa da với các dấu hiệu như xuất hiện nếp nhăn, nám da, da sạm màu,...
Khi chị em phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh cũng là giai đoạn giảm đáng kể lượng hormone. Để cải thiện vấn đề này, chị em có thể áp dụng những liệu pháp thay thế hormone (gồm cả uống và bôi), giúp duy trì độ dày và độ đàn hồi cho làn da.

Hoạt chất isoflavone nói chung, genistein nói riêng trong chiết xuất đậu nành chính là giải pháp hiệu quả cho làn da lão hóa vì chúng mang lại tác dụng có lợi cho da nhờ khả năng liên kết với các thụ thể estrogen (ER).
Không ngạc nhiên khi chiết xuất đậu nành, cụ thể là genistein có mặt rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc da, đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho chị em tuổi mãn hình, để giúp làm sáng da, giảm viêm đỏ, tăng cường sản xuất collagen cũng như cải thiện sức khỏe cho làn da. Genistein còn giúp làm tăng độ dày của biểu bì, làm giảm đi sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Khoảng 53% phụ nữ sử dụng chiết xuất genistein trong nhiều nghiên cứu y tế cho biết, làn da của họ trở nên săn chắc và trông trẻ trung hơn chỉ trong vòng một tháng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần này. Tính hiệu quả của genistein thể hiện rõ rệt trong việc ngăn ngừa sắc tố melanin trong cơ thể và không làm da tăng sinh mụn.
Chưa kể, nghiên cứu cũng cho thấy, một số isoflavone (bao gồm genistein) có khả năng hạn chế quá trình hình thành mạch máu mới (antiangiogenic), ức chế các tế bào phát triển vô giới hạn có liên quan đến ung thư và có khả năng ức chế hoạt tính của một số thành phần tham gia điều khiển quá trình phân chia và sống sót của tế bào.
Đó là lý do vì sao genistein là nguồn nguyên liệu mỹ phẩm phổ biến, rất được ưa chuộng của ngành sản xuất mỹ phẩm dùng trong các sản phẩm chống lão hoá, vừa có giá thành thấp mà mang lại hiệu quả cao.
Các chuyên gia hàng đầu luôn khuyến cáo, phụ nữ khi bước qua tuổi 30 nên bổ sung estrogen tự nhiên như genistein để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp làn da. Bên cạnh đó cần kết hợp cùng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan.
Điều chế sản xuất
Chiết xuất đậu nành là dạng bào chế tinh khiết nhất của mầm đậu nành, trải qua quá trình chiết xuất, cô đặc, làm giàu hoạt chất. Quá trình chiết xuất sẽ loại bỏ hoàn toàn tạp chất bên trong và chỉ giữ lại những hoạt chất có lợi, chủ yếu là isoflavone.

Đầu tiên, người ta tiến hành chọn lọc hạt đậu nành dùng để chiết xuất (không biến đổi gen, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn), loại bỏ các chất không có lợi như protein gây đầy bụng, khó tiêu, chỉ giữ lại vitamin, khoáng chất và isoflavone.
Tiếp theo, tiến hành lên men công nghệ cao các hoạt chất thu được. Quá trình này giúp tăng hàm lượng daidzein và genistein trong isoflavone từ 7,6% lên 52,5%, cao gấp nhiều lần so với thông thường.
Cơ chế hoạt động
Genistein là một phytoestrogen có cơ chế hoạt động gây ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, do khối lượng phân tử thấp, hoạt chất này còn có thể thâm nhập tốt vào da, làm giảm lipid peroxydation và dọn sạch các gốc tự do gây hại cho da. Đồng thời, genistein cũng thúc đẩy sản sinh collagen giúp da khỏe mạnh và đàn hồi hơn.
Glucosylrutin là gì?
Glucosylrutin là bioflavonoid hòa tan trong nước, ổn định và không có mùi, được sản xuất bằng công nghệ enzym độc quyền. Nó có thể được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Khả dụng sinh học tăng lên là do khả năng hòa tan trong nước tăng lên, so với rutin có độ hòa tan kém.
Glucosylrutin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hấp thụ tia cực tím và quét gốc tự do. Nó là một thành phần lý tưởng để ngăn ngừa ảnh hưởng của da và làm chậm quá trình lão hóa.
Tên hóa học của Glucosylrutin: 4 (G) -aD-glucopyranosylrutin. Công thức hóa học: C33H40O21. Trọng lượng phân tử: 772,66.
Glucosylrutin có công thức hóa học C33H40O21
Điều chế sản xuất Glucosylrutin
Rutin (còn được gọi là rutinoside, vitamin P, v.v.) là một flavonol glycoside tồn tại rộng rãi trong thực vật (hoa và chồi cây Sophora japonica, Fagopyrum exculsum, Phaseolus angularis, v.v.). Nó có đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời và ổn định sắc tố. Tuy nhiên, do khả năng hòa tan kém nên việc sử dụng nó bị hạn chế.
Glucosylrutin còn được gọi là alpha-glucosyl-rutin, là một hợp chất được điều chế từ rutin thông qua công nghệ sinh tổng hợp độc đáo.
Cơ chế hoạt động
Glucosylrutin củng cố và bảo vệ mức độ thiol nội bào và tiềm năng màng ty thể của tế bào sừng sơ cấp và nguyên bào sợi chống lại sự suy giảm do stress oxy hóa. Glucosylrutin giảm sự suy giảm do stress oxy hóa gây ra trong tốc độ tổng hợp, bảo vệ và sửa chữa DNA.
Glucosylrutin làm giảm mức độ phosphoryl hóa tyrosine và kích hoạt ERK1/2 trong các tế bào da chính bị thách thức bởi các tác nhân gây oxy hóa (H2O2, UVA).
Glucosylrutin bảo vệ các tế bào da chính của con người chống lại cả sự giảm tổng hợp DNA và hyaluronan- do tia UV gây ra cũng như chống lại sự hình thành hydroperoxide nội bào do tia UV gây ra.
Glucosylrutin là một flavonoid tự nhiên được biến đổi để trở nên dễ hòa tan trong nước. Nó cho thấy các đặc tính chống oxy hóa và hấp thụ tia cực tím mạnh mẽ và hoạt động loại bỏ các gốc rễ đặc biệt. Alpha Glucosylrutin có thể giúp bảo vệ lớp biểu bì và hạ bì chống lại các tổn thương do tia cực tím gây ra.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Hydroxyapatite là gì?
Hydroxyapatite với công thức hóa học là Ca5(PO4)3(OH), là dạng Calci phosphat tự nhiên có tính tương thích sinh học cao với tế bào và mô. Chất này là thành phần chính của xương và răng của người và động vật, cụ thể chiếm đến 65 - 70% khối lượng xương và 70 - 80% trong răng.
Đây là chất có màu trắng, trắng ngà, vàng nhạt hoặc xanh lơ, tùy theo điều kiện hình thành, kích thước hạt và trạng thái tập hợp. Vì đây là hợp chất bền nhiệt nên chỉ bị phân hủy ở khoảng 800 - 1.200 độ C tùy thuộc vào phương pháp điều chế và dạng tồn tại.
Các tinh thể Hydroxyapatite thường tồn tại ở dạng hình que, hình kim, hình vảy, hình cầu… được nhận biết nhờ sử dụng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) hoặc hiển vi điện tử truyền qua (TEM).

Điều chế sản xuất
Hydroxyapatite được tổng hợp bằng nhiều phương pháp như kết tủa, sol-gel, siêu âm hóa học, phun sấy, điện hóa, thủy nhiệt, Composite hay phương pháp phản ứng pha rắn.
Tùy theo các phương pháp tổng hợp khác nhau cũng như các điều kiện tổng hợp khác nhau như nhiệt độ phản ứng, nồng độ, thời gian già hóa sản phẩm… mà các tinh thể có hình dạng khác nhau.
Hydroxyapatite còn được chế biến từ xương bò và chứa Canxi, Photphat, các nguyên tố vi lượng, Florua và các ion khác, Protein và Glycosaminoglycans.
Cơ chế hoạt động
Thành phần của men răng bao gồm nước, Collagen, các protein và Hydroxyapatite. Ở dạng tự nhiên, Hydroxyapatite là một dạng Canxi tạo nên 97% men răng và 70% ngà răng của con người.
Hydroxyapatite ở dạng bột mịn kích thước nano, có tên gọi là Calci Nano Hydroxyapatit (CNHA) là dạng Calci phosphat dễ được cơ thể hấp thụ nhất với tỷ lệ Calci/ Phospho trong phân tử đúng như tỷ lệ trong xương và răng.
Hydroxyapatite ở dạng màng và dạng xốp, có thành phần hóa học và đặc tính giống xương tự nhiên. Các lỗ xốp liên thông với nhau làm cho các mô sợi, mạch máu dễ dàng xâm nhập. Chính vì vậy mà vật liệu này có tính tương thích sinh học cao với các tế bào mô, có tính dẫn xương tốt, tạo liên kết trực tiếp với xương non dẫn đến sự tái sinh xương nhanh mà không bị cơ thể đào thải.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Avocado oil là gì?
Avocado oil (hay dầu bơ) là loại dầu được ép từ quả bơ (không bao gồm hạt). Dầu bơ được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc nhờ vào đặc tính dưỡng ẩm và tái sinh rất mạnh mẽ của nó.
Những lợi ích từ trái cây giàu dinh dưỡng mang lại đều có thể được tìm thấy trong dầu bơ. Chính vì thế, dầu bơ rất được ưa chuộng dùng trong chăm sóc da, tóc và nâng cao sức khỏe toàn diện. Các dưỡng chất có trong quả bơ, chẳng hạn như axit oleic có khả năng dưỡng ẩm cho da cũng như giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Đồng thời, axit oleic còn chữa trị gàu, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến.

Ngoài axit oleic, vitamin E có trong avocado oil mang lại hiệu quả ức chế tia UV; carotenoids giúp giảm đau và viêm, cải thiện sức khỏe của mắt, ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Những người muốn giảm cân hoặc có cholesterol cao cũng thường xuyên dùng avocado oil để sớm đạt được hiệu quả mong muốn.
Điều chế sản xuất avocado oil
Avocado oil được chiết xuất từ thịt trái bơ bằng phương pháp ép lạnh. Avocado oil được dùng tốt nhất khi ở dạng tinh khiết.
Angiotensin II là gì?
Angiotensin là một hormone nội tiết peptide và là một phần quan trọng của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, một hệ thống nội tiết liên quan đến nhau, quan trọng trong việc kiểm soát thể tích và huyết áp. Angiotensinogen, một alpha-globulin và peptide prohormone được tổng hợp chủ yếu bởi gan và lưu thông trong huyết tương.
Angiotensin II (AT-II) gần đây đã nhận được sự chấp thuận của FDA để sử dụng cho bệnh nhân bị sốc. Hoạt động này xem xét các chỉ định, chống chỉ định, hoạt động, các tác dụng ngoại ý và các yếu tố chính khác của liệu pháp AT-II trong bối cảnh lâm sàng liên quan đến các điểm cần thiết mà các thành viên của một nhóm liên chuyên nghiệp quản lý chăm sóc bệnh nhân bị sốc.
Điều chế sản xuất Angiotensin II
Khi huyết áp giảm, hoặc khi tín hiệu giao cảm đến thận, renin, một peptit chủ yếu được sản xuất bởi các tế bào cầu thận, được giải phóng và phân cắt bằng enzym tạo thành hai axit amin tạo thành angiotensin I (ATI), một decapeptit. ATI tiếp tục được phân cắt thành một octapeptide, angiotensin II (ATII) bởi tác dụng của men chuyển (ACE), chủ yếu ở nội mô phổi, mặc dù enzyme này có trong nội mô của các cơ quan khác bao gồm cả tim.
Cơ chế hoạt động
ATII là một thuốc vận mạch mạnh, hoạt động trên các thụ thể nội mô mạch máu. Hai loại thụ thể ATII có ở tim và cơ trơn mạch máu, chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu làm trung gian hoạt động co mạch của ATII là thụ thể AT1 và AT2. Tín hiệu của chúng dẫn đến quá trình phosphoryl hóa myosin phụ thuộc canxi, dẫn đến co cơ trơn mạch máu. Sự co cơ trơn của động mạch này là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, ATII tương tác với các thụ thể AT tại các vị trí khác nhau trong nephron để kích thích tái hấp thu natri. ATII cũng hoạt động trên zona cầu thận của vỏ thượng thận để kích thích giải phóng aldosterone, một hormone steroid hoạt động trên thận để thúc đẩy natri và giữ nước.
Cơ chế hoạt động cuả Angiotensin II
Acid formic là gì?
Acid formic là dạng hợp chất acid hữu cơ đơn giản nhất trong nhóm Cacboxylic với công thức là HCOOH hoặc CH2O2. Thành phần này là một sản phẩm trung gian trong tổng hợp hóa học và cũng xuất hiện trong tự nhiên. Phần lớn hợp chất này có trong nọc độc và vòi đốt của nhiều loại côn trùng thuộc bộ cánh màng như con ong, con kiến, chủ yếu là các loài kiến.

Acid fomic còn có những tên gọi khác nhau như Acid metanoic, Acid hydrocacboxylic, Acid aminic, Andehit formic…
Đây là chất lỏng, không màu, dễ bốc khói, hòa tan trong nước và các chất dung môi hữu cơ phân cực và hòa tan một ít trong các Hydrocacbon.
Mặc dù là một Acid yếu nhưng so sánh trong dãy đồng đẳng Acid cacboxylic no, đơn chức, mạch hở thì Acid formic lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả Acid cacbonic (H2CO3) bởi vì hiệu ứng dồn mật độ electron trong nhóm Cacboxyl (-COOH).
Trong Hydrocacbon và trong pha hơi, Acid formic bao gồm các chất Dimer liên kết Hydro chứ không phải là các phân tử riêng lẻ.
Trong ngành công nghiệp hóa chất, Acid formic từ lâu đã được coi là một hợp chất hóa học chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, Acid formic đã trở thành sản phẩm phụ của quá trình sản xuất Acid acetic. Ngày nay Acid formic được sử dụng ngày càng nhiều như một chất bảo quản và kháng khuẩn trong thức ăn chăn nuôi.
Điều chế sản xuất
Ngay từ thế kỷ 15, một số nhà giả kim và nhà tự nhiên học đã biết rằng đồi kiến tỏa ra hơi acid. Người đầu tiên mô tả sự phân lập của chất này bằng cách chưng cất một số lượng lớn xác kiến là nhà tự nhiên học người Anh John Ray vào năm 1671. Kiến tiết ra Acid formic để tấn công và phòng thủ. Acid fomic lần đầu tiên được tổng hợp từ Acid hydrocyanic bởi nhà hóa học người Pháp Joseph Gay-Lussac. Năm 1855, một nhà hóa học người Pháp khác, Marcellin Berthelot, đã phát triển một phương pháp tổng hợp từ Carbon monoxide tương tự như phương pháp được sử dụng ngày nay.
Acid formic được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng hai cách:
- Nung nóng Acid oxalic trong Glixerol khan và chiết bằng cách chưng hơi.
- Thủy phân Acid etyl isonitrile với chất xúc tác là dung dịch HCl.
Trong công nghiệp, Acid fomic có thể thu được bằng các cách:
Một số lượng đáng kể Acid fomic được sản xuất qua quá trình điều chế các chất khác, đặc biệt là Acid acetic. Đây là quá trình được gọi là chiết xuất sản phẩm phụ.
Metanol tác dụng với Cacbon monoxide dưới sự xúc tác của một bazơ mạnh sẽ sẽ tạo ra Metyl fomiat, một dẫn xuất của Acid fomic. Sau đó, tiến hành phản ứng thủy phân của Metyl fomiat tạo ra Acid fomic.
Để quá trình thủy phân trực tiếp Metyl fomiat, nhà sản xuất thực hiện quá trình gián tiếp khi cho Metyl fomiat phản ứng với Amoniac để tạo ra Formamide và sau đó thủy phân Formamide bằng Acid sulfuric để tạo ra Acid formic.
Cơ chế hoạt động
Acid formic thể hiện tính chất của nhóm Cacboxyl (-COOH) như sau:
Đặc trưng nổi bật của nhóm này chính là phản ứng Este hóa. Đây là phản ứng thuận nghịch được xúc tác nhờ Acid sunfuric đặc và nhiệt độ.
Tính chất cuối cùng đó là phản ứng tráng gương hay còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của Andehit. Đặc trưng của phản ứng tráng gương là tính khử. Khi nhóm chức Anđehit tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag.
Phytosterols là gì?
Phytosterols (hay STEROL/STANOL thực vật), là thành phần thực vật phổ biến trong thiên nhiên nên nó luôn có mặt trong chế độ ăn uống hằng ngày của con người. Chúng ta có thể tìm thấy Phytosterols chủ yếu trong trái cây, rau, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, nấm, đậu lăng và các loại hạt.

Tồn tại ở dạng tự do hoặc ester hóa, Phytosterols được bổ sung vào thực phẩm để giảm khả năng hấp thụ cholesterol trong ruột dẫn đến giảm cholesterol trong máu. Trong cơ thể, sau khi hấp thụ từ chế độ ăn, Phytosterols được chuyển từ huyết tương sang da. Có thể nói, Phytosterols đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của lipid bề mặt da.
Phytosterols mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe làn da. Để làm tăng mức độ Phytosterols trong da, chúng ta không chỉ bôi các sterol trên da mà còn hấp thu qua chế độ ăn uống giàu Phytosterols.

Điều chế sản xuất Phytosterols
Có cấu trúc tương tụ cholesterol nhưng Phytosterols khác với cholesterol trong cấu trúc của dây thẳng. Người ta phân lập Phytosterols từ dầu thực vật, điển hình như dầu đậu nành.
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là gì?
Polyglyceryl - 2 Triisostearate là một chất diester của axit isostearic và diglycerine. Nó thuộc về một nhóm được gọi là este axit béo polyglyceryl. Đây là một chất lỏng có hiệu quả trong việc phân tán sắc tố vô cơ, nên thường được sử dụng trong các mỹ phẩm có màu.
Công thức hóa học của Polyglyceryl - 2 Triisostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-2 Triisostearate
Axit béo có trong dầu dừa và dầu cọ được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Là chất lỏng sền sệt màu hơi vàng, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Cơ chế hoạt động
Một chất nhũ hóa hiệu quả cho các công thức nước trong dầu
Polyglyceryl - 2 Triisostearate đặc biệt nhẹ nhàng trên da và dịu nhẹ, lý tưởng cho các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Chất nhũ hóa đặc biệt linh hoạt trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng được cả trong các công thức của Quy trình nóng và lạnh.
Khả năng phân tán
Polyglyceryl- 2 Triisostearate có khả năng phân tán vượt trội của các chất màu vô cơ; khả năng tương thích tốt với các loại dầu và sáp; độ ổn định oxy hóa cao.
Sản phẩm liên quan











